CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI THÁI NGUYÊN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM 2024   |  THÔNG BÁO: MỜI HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM 2024 CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀNH KHÁCHTHÁI NGUYÊN   |  THÔNG BÁO: MỜI HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM 2024 CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI THÁI NGUYÊN   |  HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 114 NĂM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3   |  HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT, NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 8, BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII.   |  TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 45 NĂM NGÀY CHIẾN THẮNG CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM CỦA TỔ QUỐC VÀ CÙNG QUÂN DÂN CAMPUCHIA CHIẾN THẮNG CHẾ ĐỘ DIỆT CHỦNG

 TRANG CHỦ   >  TIN TỨC SỰ KIỆN
Thứ hai, ngày 29/04/2019
FaceBook Google Twitter | In bài viết
Gian khổ và khí phách anh hùng của Bộ đội Trường Sơn.
Thực hiện Hướng dẫn số 11-HD/TU, ngày 16/4/2019 của ban Tuyên Giáo Thành uỷ về tuyên truyền, kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh – Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 – 19/5/2019), Ban Chấp hành Đảng bộ Công ty cổ phần vận tải Thái Nguyên đã sưu tầm một số bài viết tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, đảng viên và người lao động trong Công ty.


Đóng góp vô cùng to lớn cho sự thành công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, đó là bộ đội Trường Sơn. Bộ đội Trường Sơn là một binh chủng hợp thành qui mô rất lớn. Với ý chí sắt đá, họ đã làm nên nhiều kỳ tích lẫy lừng, cũng như sự hy sinh thầm lặng mà vô cùng to lớn.

Theo nhiều tài liệu đã được công bố, bộ đội ta hành quân trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại thường phải vượt qua chặng đường dài trên 1.500 km. Thời gian đầu hoàn toàn hành quân bộ, mỗi ngày đi một đoạn đường từ trạm giao liên này tới trạm giao liên tiếp theo. Bộ đội ta hành quân bộ vào chiến trường B2 mất hơn ba tháng, nếu vào chiến trường Nam Bộ, đến Bù Gia Mập (nay thuộc tỉnh Bình Phước) - điểm cuối cùng của con đường mòn thì hết khoảng 5 tháng. Thời gian để “đi và đến” là 5 tháng trời ròng rã. 150 ngày để vượt qua 1.500 km; có nghĩa là mỗi ngày chỉ “đi” được không quá 10 km. Để chuẩn bị cho chặng đường dài gian khổ, bộ đội rèn luyện hành quân kèm mang đá, vác cây trên vùng đồi núi Kim Bôi - Hạ Bì, tỉnh Hòa Bình, rồi hành quân bộ trên quãng đường trên nửa ngàn cây số từ Hòa Bình vào Quảng Bình - cửa ngõ phía Bắc của đường Trường Sơn. Mỗi bước đi trên đường Trường Sơn là đi trong bom rơi, đạn nổ; khói lửa ngút trời, cái chết luôn rình rập, cận kề…

Bộ đội đi bộ gùi hàng vào Trường Sơn .

Năm 1965, mỗi chiến sĩ hành quân trên đường phải đeo 30 kg gồm quân trang, lương khô, súng đạn, thuốc quân y, đường, gạo, muối... Do hàng được chuyển bằng cơ giới ngày càng nhiều, lượng lương thực trữ tại các trạm giao liên ngày càng nhiều, nên khối lượng phải mang vác cũng giảm dần. Năm 1966 giảm xuống còn 25 kg, sau năm 1967 còn 20 kg.

Về chế độ ăn, ngoài gạo lĩnh tại các trạm giao liên, mỗi người lính được cấp một ống cóng ruốc thịt, trong đó pha trộn thuốc chống sốt rét, tê phù... một kilôgam muối để dùng cho toàn bộ chặng đường. Đồ ăn cho mỗi ngày gồm có một nắm cơm khi hành quân ban ngày và một bữa cơm khi dừng chân ban đêm. Với chế độ ăn này và cuộc hành quân vất vả mỗi ngày, bộ đội bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Vào những năm mà mật độ bom đạn trút xuống đường Trường Sơn chưa phải là ác liệt, những đoàn quân qua đây phần lớn thương vong không phải vì bom đạn địch mà vì sốt rét, phù tim, phù phổi, tả lỵtrụy tim mạch, suy kiệt thể lực, do thiếu đói, đường sá gian truân(*).Trong đó, sốt rét rừng là nhân tố tiêu hao sinh lực mạnh nhất. Mặc dù bộ đội được trang bị thuốc cá nhân, mỗi đơn vị có y tá mang thùng thuốc dự trữ đi theo, thực hiện chế độ uống thuốc phòng bệnh, nhưng sốt rét Trường Sơn không miễn trừ bất cứ ai. Nhiều người tử vong vì sốt rét lâu ngày chuyển sang ác tính. Những người vượt qua được thì da thường xanh tái do thiếu máu, sức khỏe suy giảm.

Hành quân với chiếc gậy Trường Sơn huyền thoại.

Những người lính “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” thời đó còn “đi” bằng những “chiếc gậy Trường Sơn”. Đi như thế, lịch sử nhân loại chưa từng được chứng kiến. Vì phải trèo đèo lội suối, chiếc gậy Trường Sơn là công cụ hỗ trợ đắc lực: giúp bộ đội ta bước chân thêm vững, đường trơn đỡ ngã, và làm giá chống ba lô khi đứng nghỉ. Những chiếc gậy tre xuất xứ từ làng Hòa Xá (Hà Tây) đã đi vào bài hát Chiếc gậy Trường Sơn của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Đôi dép cao su (còn gọi là "đôi dép Bác Hồ") cũng là một hành trang rất phù hợp với đường rừng bùn lầy ẩm ướt do mưa nhiều, vì chân đi trong giày ủng lâu ngày sẽ bị úng nước và lở loét - một vấn đề bộ đội thường xuyên gặp phải khi đánh trận hay đóng quân ở vùng rừng, núi ẩm ướt. Có thể tin không, nếu nối chiều dài của chiếc gậy Trường Sơn, trung bình là 1m, thì chiều dài của gậy nhân với 10 triệu người đã đi (đã đến và đã hy sinh trên đường), là một con số khổng lồ: cây gậy ấy sẽ dài đến10.000 km?! Đó sẽ là cây gậy thần kỳ trên thế giới.

Các chiến sĩ thông tin Trường Sơn đảm bảo thông suốt liên lạc trong mọi tình huống (Tây Trường Sơn, mùa khô 1969-1970)

Thời đó, bộ đội Trường Sơn đã từng vận chuyển người, lương thực, vũ khí dưới những tán lá “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” dài đến 3.140 km. Bất chấp chất độc da cam, bất chấp đạn bom, những người lính Trường Sơn vẫn bảo vệ được sự nguyên sơ của những cánh rừng già! Sự ác liệt bị đẩy đến mức tận cùng, gian nguy và thử thách không thể nào đo nổi. Nói như thế để thấy rằng con đường huyền thoại đó đã nhân lên gấp bội sự bền bỉ và sức chịu đựng phi thường của con người. Bộ đội Trường Sơn có thể đi bằng “xe không kính” để “nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng” nhưng là cách gần nhất để “nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim” (Phạm Tiến Duật).

Vượt qua muôn vàn gian khổ các chiến sĩ lái xe Trường Sơn đưa hàng và người ra tiền tuyến.

Đã có 4 triệu tấn bom, đạn Mỹ trút xuống Đường Trường Sơn. Nếu “xếp hàng” tất cả số lượng đạn bom ấy - trung bình 1 km phải chịu 30 tấn sắt thép - chắc sẽ dài hơn nhiều lắm so với số đá, sỏi đã làm nên mặt đường. Đường Trường Sơn và Bộ đội Trường Sơn nếu được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ thì sẽ còn nhiều kỷ lục kinh ngạc khác.

Cả dân tộc đã “đi”con đường ấy để đến chiến thắng mất đúng 16 năm ròng rã (19/5/1959 – 30/4/1975). Nỗi đau, mất mát và hy sinh của nó để lại hậu quả lâu dài: hàng triệu nạn nhân của chất độc da cam vẫn còn đó. Trên tuyến đường Trường Sơn anh hùng ấy, có trên 23 ngàn cán bộ, chiến sĩ, TNXP của ta đã anh dũng hy sinh, hơn 32 ngàn người bị thương. Người ta tạm tính, cứ 1.000 tấn hàng đưa vào chiến trường trót lọt qua đường Trường Sơn thì có 57 người bị thương, 21 người hy sinh, 25 xe ô tô và 143 tấn hàng bị phá hủy!

Xe bọc thép phóng từ trường rà phá bom mìn trên trọng điểm đường Tây Trường Sơn mùa khô năm 1971-1972

Bộ đội đường Hồ Chí Minh có 77 đơn vị được tuyên dương đơn vị anh hùng và 44 chiến sỹ được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; 7 Huân chương Quân công (3 hạng nhất, 2 hạng nhì, 2 hạng 3). Các đơn vị được khen thưởng 202 Huân chương Quân công, 4.814 Huân chương chiến công các hạng, 11.000 cán bộ, chiến sĩ được tặng thưởng Huân chương chiến công các hạng; 1.800 đơn vị được tặng danh hiệu Đơn vị Quyết Thắng ; 38.000 cán bộ, chiến sĩ được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua.v.v…

Bộ đội Trường Sơn chính là biểu tượng đỉnh cao của tinh thần yêu nước và ý chí sắt đá, kiên trung, bất khuất, không chịu khuất phục kẻ thù của người Việt Nam ở thế kỷ XX. Những di tích trên tuyến đường Trường Sơn xứng đáng được công nhận là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Việc nghiên cứu, xây dựng, phục hiện, công nhận và bảo tồn, tôn tạo lại con đường và những di tích quan trọng, sống động gắn với những hoạt động của Bộ đội Trường Sơn thời đó là việc phải làm, rất cấp thiết cho hôm nay và mai sau. Việc xây dựng cụm Tượng đài kỷ niệm có quy mô lớn ngay trên tuyến đường Trường Sơn anh hùng là việc làm sống lại những ký ức lịch sử, trân trọng những chiến công, những kỳ tích bất hủ mà Bộ đội Trường Sơn đã làm và để lại cho đất nước, để mọi thế hệ người Việt Nam luôn ghi nhớ và tự hào!

Minh Vượng (tổng hợp)

· Theo hồi ký "Trên con đường không cột số" của tác giả Lam Giang (Hồ Sĩ Thành, chiến sĩ của Đại đội 17 - Đại đội trợ chiến cối 82 thuộc Trung đoàn 52 - Sư đoàn 320) kể về cuộc hành quân của đại đội ông từ Hòa Bình vượt Trường Sơn năm 1966, đại đội ông gồm hơn 120 người, sau sáu tháng hành quân chỉ có 18 người đến được điểm tập kết ở chiến trường Nam Bộ, sau hai tháng tập kết đợi những người ốm bệnh dọc đường, quân số đại đội chưa lên được một nửa.

· Ký ức đường Trường SơnTác giả: Lưu Trọng LânNhà xuất bản Trẻ & Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân2004

Minh Khải - Sưu tầm
XEM THÊM
Hoạt động Công đoàn (29/04/2019)
Huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và thực tập phương án chữa cháy năm 2019 (18/06/2019)
QUYẾT ĐỊNH V/v Chuyển lao động từ Cty CP Vận tải Thái Nguyên sang Cty CP Vận tải hành khách Thái Nguyên (09/07/2019)
Kế hoạch Phục vụ vận tải hành khách dịp Giỗ tổ Hùng Vương 10/3; Lễ 30/4 và 01/5/2019 (13/04/2019)
Công ty CP Vận tải Thái Nguyên tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 (13/04/2019)
Đoàn Thanh niên tổ chức các hoạt động kỉ niệm 88 năm ngày Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chi Minh (26/3/1931 – 23/3/2019). (13/04/2019)
Đang truy cập 1
Hôm nay 32
Tổng lượt truy cập 584484